Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Câu Chuyện: Chào buổi sáng

Buổi sáng, bé thức dậy và mở cánh cửa sổ ra. Bé thấy ngoài trời nắng đẹp
và có một chú Chim đậu trên cành cây đang hót líu lo, líu lo.
- Chào chú Chim. Chúc chú một buổi sáng vui vẻ - Bé nói.
- Chào bé ngoan! Chút chít, chút chít...- chú Chim nói rối rít.




Bé vẫy vẫy tay chào Chim và chú Chim vẫy hai cánh chào lại.



Share:

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Câu chuyện: Bác voi tốt bụng


Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi.

Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con bắt sâu rất dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội chạy tới giúp vịt.

Bỗng một chú voi con xuất hiện, chú dùng vòi khều con sâu đưa cho vịt con. Vịt và gà con cùng cảm ơn chú voi.





 Vịt và gà con lại rủ nhau ra ao chơi . Chân vịt con có màng nên vịt bơi lội rất giỏi, còn gà con vô ý nên bị ngã xuống ao, vì không biết bơi nên gà con bị ướt sũng nước, lạnh đến phát run. May quá, chú voi lại đi tới. Chú cứu gà con lên,




chú còn đùa nghịch dùng vòi phun đầy nước vào gà con và vịt con. Gà và vịt cười vang bỏ chạy, còn lũ ruồi đậu trên lưng chú voi cũng phải hốt hoảng bay đi.




Sau đó voi dùng kèn thổi acmônica. Chú thổi hay đến nổi gà con và vịt non đang chơi vui cũng phải chạy đến, những chú chim trên cành cây cũng ngừng hót để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời mà voi thổi.





Gà và vịt con rất yêu chú voi tốt bụng. Chúng thích vui đùa và nhảy vào nằm trong lòng chú voi. Chúng cảm thấy ấm áp và hết sức an toàn.


Share:

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Gác trăng




Cùng nhau đi phá cỗ
Rước đèn trong đêm trăng.
Chú bộ đội đứng gác
Chẳng được chơi dung dăng




Chú ơi! đi với cháu
Cháu có nhiều bánh ngon
Cháu yêu thương chú lắm
Chú gác cho trăng tròn
Cháu yêu thương chú lắm
Chú gác cho trăng tròn
Share:

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

7 KHÔNG khi cho bé ăn trứng gà

Mevabe. Từ nay mẹ hãy thật cẩn trọng mỗi khi cho bé ăn các món từ trứng gà nhé!

Đối với trẻ nhỏ, từ trước đến nay trứng gà luôn là một món ăn bổ dưỡng mà các mẹ vẫn cho bé ăn hàng ngày, thậm chí trứng gà còn được coi là một món ăn nhất-thiết-phải-có mỗi khi bé ốm sốt hay cảm gió. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học đã chứng mình điều ngược lại khiến một số mẹ phải giật mình: nếu cho con ăn không đúng lúc và đúng cách, mẹ có thể sẽ vô tình làm hại con. Hãy cùng Eva điểm ra những trường hợp mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng gà sau đây:

1. Bé dưới một tuổi:


Trong rất nhiều tài liệu hướng dẫn ăn dặm hay ngay cả trong thực tiễn hàng ngày, trứng gà vẫn được liệt kê như là một thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Ngay cả phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hiện đang thu hút sự chú ý của các mẹ cũng gợi ý món cháo trứng gà cho bé 7 tháng tuổi. Nhưng có một sự thật mẹ không hề hay biết, trứng gà và các sản phẩm làm từ trứng gà có thể gây ra nguy cơ dị ứng cao cho bé. Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ). Có một lượng nhỏ những chất hóa học trong trứng gà cũng khiến bé có cơ địa mẫn cảm xuất hiện dấu hiệu dị ứng. Thậm chí với một số bé quá nhạy cảm, làn da bé cũng nhanh chóng bị dị ứng ngay khi vừa tiếp xúc với mùi vị trứng. Vì những nguy cơ tiềm ẩn này, mẹ chớ dại cho con ăn trứng gà khi bé chưa đầy 1 tuổi.


Mẹ chớ dại cho bé ăn cháo trứng khi chưa đầy một tuổi (hình minh họa)


2. Bé vừa ốm dậy:


Nếu các mẹ vẫn hay chế biến trứng cho con mỗi khi con bị cảm sốt, hãy suy nghĩ lại bởi có thể mẹ không biết hành động của mẹ có thể gây ra sai lầm tai hại đến thế nào. Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể. Như vậy khi bé bị sốt mà còn ăn thêm trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng mạnh khiến bệnh của bé không những cải thiện mà còn trầm trọng thêm.

3. Bé bị cảm sốt:


Mẹ cũng nên thật cẩn thận khi nấu thực phẩm này cho con khi bé mới ốm dậy. Trên bề mặt vỏ trứng có chứa rất nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn rất dễ xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng. Khi bé mới khỏi ốm, sức đề kháng còn quá yếu nên mẹ không nên cho bé ăn trứng tươi, luộc chưa chín hay đập vào cháo nóng.

4. Bé bị tiêu chảy:


Khi bé bị tiêu chảy, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những mẹ làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh của bé nặng thêm.

5. Bé có tiểu sử tim mạch:


Đối với những bé có các bệnh về tim mạch như tim bẩm sinh, hở van tim v.v, mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn trứng bởi trong trứng có hàm lượng cholesterol cao dễ ảnh hưởng đến bệnh của trẻ.

6. Bé bị tiểu đường:


Trẻ em bị đái tháo đường là một khái niệm mới lạ nhưng đã dần trở nên quen thuộc trong thời điểm hiện tại. VÌ chế độ ăn uống của trẻ không lành mạnh và chưa quá nhiều đồ ngọt nên rất nhiều trẻ em tiểu học hiện nay mắc căn bệnh này. Nếu bé của mẹ đang bị tiểu đường, ngoài các đồ ăn ngọt và tinh bột, mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn trứng bởi thực phẩm này chứa nhiều chất gây hại cho bệnh tình của bé

7. Bé bị thừa cân, béo phì:


Vì trong trứng chưa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, một trong những thủ phạm của tình trạng thừa cân ở trẻ, nên mẹ có thể hạn chế tối đa việc chế biến trứng đối với những bé đang thừa cân. Thay vào đó, một chế độ ăn hợp lý bao gồm các loại rau xanh và hoa quả chưa nhiều vitamin là những món ăn mẹ cần cung cấp cho bé mỗi ngày.


Nguồn: http://www.hoithanhkienbai.blogspot.com
Share:

Thời điểm nào uống sữa tốt nhất trong ngày?

Nên uống sữa vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? Với liều lượng như  thế nào?... Đó là những câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm.



Theo BS Ngọc Thanh, phòng khám Tư  vấn Dinh dưỡng Cần Thơ, thời điểm dùng sữa có  thể vào bất cứ thời gian nào trong ngày, kể cả sáng sớm hoặc ban đêm. Sữa được xem như một chất đệm và không ảnh hưởng đến dạ dày. Chỉ lưu ý với một số người bị thiếu men lactase hoặc bất dung nạp sữa thì có thể bị đau bụng, tiêu chảy. Còn nếu bạn không cảm thấy khó chịu gì thì vẫn có thể uống sữa lúc bụng đói, không có hại đến sức khoẻ.

Việc uống sữa ngay sau khi ăn vẫn có thể chấp nhận được trong trường hợp ăn kém, chưa đủ bữa, chưa đủ no. Sữa cũng là thức ăn lý tưởng dùng làm bữa phụ  xen giữa các bữa chính (cách khoảng 2 giờ).

Một số trẻ uống nhiều sữa ngay trước khi ngủ thường hay có tình trạng đái dầm, nếu cảm thấy quá bất tiện thì nên cho trẻ uống sữa trước khi ngủ khoảng 2 - 3 giờ.

Đối với người trưởng thành ăn uống được, bình thường mỗi ngày cần uống từ 1 - 2 ly sữa (200 - 400ml) và bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi khác như cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu hũ, trứng, rau xanh...

BS Ngọc Thanh còn nhấn mạnh, đối với trẻ em, lượng sữa thay đổi tùy theo lứa tuổi. Trẻ nhỏ bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, trường hợp sữa mẹ bị thiếu vì lý do nào đó thì bổ sung sữa bột công thức như sau: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (60 - 80ml/bữa x 7 - 8 bữa/ngày với tổng khoảng 500 - 600ml/ngày); Trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi (100 - 120ml/ bữa x 6 - 7 bữa/ngày với tổng khoảng 700 - 800ml/ngày); Trẻ 5 - 6 tháng (150 - 180ml/ bữa x 5 -  6 bữa/ngày với tổng khoảng 800 - 1.000ml/ngày).

Nguồn: Bee.net



Share:

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Hãy cho bé đi nhà trẻ và những lợi ích ...

Nhà trẻ là một thế giới hoàn toàn mới lạ đối với bé, nơi không có mẹ, có bà, có chị giúp việc mà lại có những mối quan hệ xã hội mới toe  mà bé chưa quen. Bạn có thể giúp bé rất nhiều, nếu có chuẩn bị trước cho bé.

Đi nhà trẻ bé như “rơi” ngay vào một môi trường hoàn toàn mới lạ. Ở nhà bé luôn là trung tâm của sự chú ý, còn ở đây thì có bao nhiêu em bé cũng muốn trở thành “trung tâm”. Vì vậy, cha mẹ cần chuẩn bị trước cho bé trước với môi trường không quen thuộc này càng sớm càng tốt.






Những người lớn

  Nếu trước đó bé chỉ tiếp xúc với bố mẹ, ông bà, người giúp việc, bé hoàn toàn có thể sợ những người lạ. Cố gắng cho bé giao tiếp nhiều hơn với người lạ trong thời gian còn lại trước khi đi nhà trẻ, mẫu giáo. Lúc đầu, tổ chức những cuộc gặp gỡ như thế trên “lãnh thổ” của bé, để bé hiểu những người như vậy không nguy hiểm. Sau đó, cho bé cùng bạn tới nhà bạn bè, bà con chơi. Và nên đem theo một số đồ chơi để bé vừa có thể nói chuyện vừa có thể tự chơi. Nói chung, hãy tạo nên một không khí dễ chịu mà bé thích.

 Tạo cho bé những tình huống để bé có thể tự nói chuyện với những người khác nhau. Ví dụ, trong cửa hàng bánh kẹo, để cho bé tự chọn bánh bich quy, tự nói chuyện với cô bán hàng, tự mua hàng.
  Nếu hằng ngày tạo ra những tình huống quen thuộc bé sẽ nhanh chóng học được cách cư xử đúng, cảm thấy tự tin, và bé sẽ dễ quen với cô giáo cũng như bạn bè ở nhà trẻ hơn.

 Bé cần học:
• Làm quen, chào hỏi, trả lời các câu hỏi.
• Giao tiếp lịch sự và biết cảm ơn.
• Cách hỏi  nếu không hiểu  hoặc quên cái gì đó.
• Cách yêu cầu  khi cần (ví dụ có thể dậy trong giờ nghỉ trưa không nếu muốn đi vệ sinh, giúp bạn buộc dây giày,…)
• Biết gọi người giúp, nếu ai đó trong đám trẻ bắt nạt, chứ không phải đứng một góc và khóc.




Quan hệ với bạn bè
  Bạn thử để ý xem các em bé chơi với nhau như thế nào. Có cảm giác, chúng bên nhau, nhưng thực ra mỗi đứa trẻ đều tự chơi. Giao tiếp với nhau, chơi cùng nhau, không cãi nhau và chia sẻ đồ chơi – tất cả những việc này các em nhỏ vẫn chưa biết và các em sẽ học hỏi dần dần trong tương lai. Khoảng 3 tuổi các em sẽ biết chơi cùng nhau. Quan trọng nhất là người lớn không nên vội vàng.
     Bạn hãy thường xuyên đưa bé ra sân chơi với các trẻ khác và theo dõi xem bé của bạn cư xử như thế nào, so sánh với các em bé khác. Nhưng không phải để phê bình bé, mà để bạn tự rút ra kết luận: bé của bạn đã biết những gì, cái gì cần phải học hỏi thêm.

  Bé của bạn cần biết:
• Biết chơi với các em bé khác và không cãi nhau, đánh nhau.
• Tham gia những trò chơi chung (ví dụ tại đống cát cùng xây toà lâu đài, làm đường cho xe chạy).
• Biết chờ tới lượt mình (ví dụ chờ lên đu quay tại sân chơi).
• Biết chia sẻ đồ chơi, không tranh giành đồ chơi một cách thô bạo.
• Biết tự bảo vệ bản thân.
• Biết yêu cầu điều gì đó.




 Nếu bé con nhà bạn chơi với các em bé cùng tuổi không được, hãy cho bé làm quen và chơi với những đứa trẻ khác. Có rất nhiều cách để các em nhỏ chơi với nhau: ném bóng, bắt bóng, cả đội cùng nhau đuổi theo bóng. Bạn hãy cầm theo một ít phấn, chia cho cả những đứa trẻ khác, và để chúng cùng vẽ. Hãy ra những đề tài cho các em cùng vẽ: có thể là một bể đầy cá vàng, hoặc cánh đồng cỏ có nhiều cây, hoa và chim chóc. Bạn sẽ thấy: việc chung rất dễ làm cho các em gần nhau hơn, thân thiện với nhau hơn.  Và cố gắng nên để bé tự hành động. Không nên lao ngay vào giúp bé, nếu thấy điều gì đó không ổn. Đơn giản là bạn ở tư thế sẵn sàng, quan sát và giúp đỡ các bé nếu cần. Bạn cũng đừng quá lo lắng: mâu thuẫn giữa các em nhỏ diễn ra thường xuyên, và kết thúc cũng nhanh như bắt đầu ấy mà.


Share:

Ảnh: Thỏ đi tăm nắng


Share:

Liên hệ

ĐT tư vấn thiết bị, đồ chơi mầm non:0961.246.116 * 0421.207.666
Web tham khảo http://dochoihahuy.com/
Văn phòng:số 20A Xóm Cầu, phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Xưởng sản xuất:Lô E7 Cụm KCN Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam

Theme Support